Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Lịch sử nhạc đồng quê

Nhạc đồng quê truyền thống sau khi vượt ra phạm vi nông thôn và vùng núi đến với quần chúng Mỹ, đã trở thành nguồn gốc của nhiều dòng nhạc chính phổ biến cho đến tận ngày nay.

Nhạc đồng quê là một trong những dòng nhạc đương đại phổ biến ở vùng Bắc Âu và nhiều vùng quê khác trên thế giới. Nhạc đồng quê bắt nguồn từ Nam Mỹ, là sự kết hợp giữa dòng nhạc dân gian truyền thống cùng với nhạc đại chúng phổ biến trong cộng đồng những người định cư tại Anh và Ireland trước những năm 20 của thế kỷ trước. Sau đó bị ảnh hưởng bởi nhạc blues của người Mỹ gốc Phi, nhạc folk của người Latin và những tộc người Cajun sinh sống ở bang Louisiana (Mỹ). Nhạc đồng quê tiếp tục vay mượn những bản thánh ca gospel, nhạc dân gian của người Celtic ở Bắc Âu. 

Nhạc đồng quê bắt đầu nổi lên vào đầu những năm 1920, khi nhạc folk đã đạt được nhiều bước tiến xa hơn, và những bản thánh ca đã trở nên phổ biến ở miền Nam nước Mỹ. Cùng được chơi trên đàn fiddle của người Scotland, đàn banjo của nô lệ da đen, hoặc đàn guitar của người Tây Ban Nha, nên có vẻ như mọi thể loại nhạc lúc ấy đều coi là được khai sinh từ những vùng núi ở miền Nam. Nhạc đồng quê cũng chưa mang tên gọi chính thức, mà chỉ được gọi chung là hillbilly music - nhạc của những người sống ở nông thôn và vùng núi ở Mỹ. 

Thuật ngữ "nhạc đồng quê" chỉ được dùng chính thức khoảng 2 thập kỷ sau đó. Đến những năm 1970, thuật ngữ này đã bao hàm rộng rãi cả nhạc đồng quê và nhạc miền Tây ở Mỹ.

Thế hệ tiên phong

Đầu những năm 1920, nhiều nghệ sĩ địa phương, ví dụ gia đình Carter đã bắt đầu ghi âm những bản ballad cổ và các ca khúc có phần ủy mị, sử dụng lối hát truyền thống ở vùng cao miền Nam và kết hợp các nhạc cụ. Một nghệ sĩ khác là Jimmie Rodgers với âm nhạc nhiều chất blues hơn và mang hơi hướng miền Tây, cách hát đổi giọng từ trầm sang kim. Là một ngôi sao sớm và là một nghệ sĩ tiên phong với âm nhạc nhiều sáng tạo, Jimmie Rodgers được ca tụng là "Cha đẻ của nhạc đồng quê". 

Jimmie Rodgers (1897-1933)

Carter Family gồm Alvin Pleasant "A.P." Carter, người vợ Sara Carter, và cô em vợ Maybelle Carter 
Jimmie Rodgers và Carter Family được đánh giá là những nghệ sĩ quan trọng bậc nhất trong lịch sử nhạc đồng quê. Carter Family liên tiếp ghi âm nhạc của mình trong khoảng thời gian từ 1927 - 1956, họ cũng được công nhận là "Gia đình nghệ sĩ nhạc đồng quê đầu tiên". Jimmie Rodgers tuy tỏa sáng ngay từ khi 13 tuổi và ca khúc "Blue Yodel # 1" (tên gọi phổ biến hơn là "T for Texas") đã bán được hơn 1 triệu bản ghi âm, nhưng lại qua đời rất sớm ở tuổi 36. Bắt đầu từ năm 1927 đến 17 năm sau đó, Rodgers đã ghi âm khoảng 300 ca khúc thuộc các thể loại ballad cổ, đồng quê, thánh ca gospel. Tất cả đều trở thành di sản văn hóa dân gian truyền thống vùng Đông-Tây nước Mỹ.

Jimmie Rodgers biểu diễn "T for Texas", 1927

Vernon Dalhart (1883-1948) cũng là một nghệ sĩ tiêu biểu trong thế hệ tiên phong của dòng nhạc đồng quê, và gây ảnh hướng lớn đến âm nhạc sau này. Dalhart góp phần đưa nhạc đồng quê ra khỏi phạm vi nông thôn và miền núi bằng việc giành được vị trí bản hit trên toàn quốc vào tháng 5/1924 với ca khúc "Wreck of the Old '97". Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhạc đồng quê. Sau đó, bản ghi âm"Lonesome Road Blues" của Dalhart cũng trở nên phổ biến rộng khắp.

Vernon Dalhart
Sơ lược quá trình phát triển

Trong khoảng 1930s-1940s xuất hiện hai nhánh bắt nguồn từ nhạc đồng quê là "western swing" và "honky-onk". Western swing với đại diện tiêu biểu là Bob Wills, là sự pha trộn thêm một vài yếu tố của blues, jazz và nhạc đại chúng chính thống thời bấy giờ, kết hợp với nhạc cụ như saxophones, trống và một số biến thể của chiếc đàn fiddle. Honky-tonk cũng tương tự với western swing và khởi sắc ở những quán rượu vùng thôn quê Texas và Oklahoma (toiyeunhacdongque.blogspot.com)

Âm nhạc của những cao bồi miền Tây cũng được ca hát khắp nơi vào thời kỳ này. "Những chàng ca bồi hát" như Gene Autry và Roy Rogers được công chúng biết đến nhiều. Cùng lúc đó, một nhánh khác của nhạc đồng quê, bluegrass cũng trở nên phổ biến với tiên phong là Bill Monroe, cùng với bộ đôi guitar-banjo Lester Flatt và Earl Scruggs.
Lester Flatt và Earl Scruggs
Nhạc đồng quê một lần nữa biến đổi vào những năm 1950 thành một phong cách nhạc "rockability" với sự pha trộn giữa nhạc rock and roll đang thịnh hành thời đó, với âm nhạc hillbilly khởi nguồn. Rockabily nhanh chóng được yêu thích. Rất nhiều tên tuổi nghệ sĩ theo phong cách này trở nên nổi tiếng trong giai đoạn ấy, gồm Everly Brothers, Jerry Lee Lewis, Conway Twitty, Carl Perkins, và tất nhiên, cả ông vua Elvis Presley. Rockability với gốc gác là nhạc đồng quê, trở thành một trong những yếu tố chính sản sinh ra nhạc rock and roll sau này.
Everly Brothers gồm 2 anh em Isaac Donald Everly và Phillip Everly
Và cũng chính nhạc rock and roll với sức lan rộng như vũ bão thời kỳ cuối những năm 1950s dẫn đến bước thay đổi lớn trong thị trường âm nhạc, đã bỏ nhạc đồng quê lại giữa ngã tư đường. Những ngôi sao nhạc đồng quê phải đau đầu tìm cách làm thế nào để giữ được khán giả, khi mà họ thay đổi quá nhanh chóng. Các hãng ghi âm cũng thay đổi nhãn "hillilly" thành "country and western", đồng nghĩa với việc biến đổi nhạc đồng quê trở nên dễ chấp nhận hơn và đại chúng hơn (www.facebook.com/toiyeunhacdongque)

Nhánh "Nashville Sound" ra đời và phát triển mở ra một cơ hội mới cho nhiều nghệ sĩ thử sức với ngành công nghiệp nhạc đồng quê trong giai đoạn 1960s-1970s. Kenny Rogers, Dolly Parton, Conway Twitty là những tên tuổi đạt được thành công lớn với phong cách nhạc Nashville Sound.  
Kenny Rogers về sau trở thành một thành viên của Country Music Hall of Fame
Cùng thời điểm đó vẫn có những nghệ sĩ không tham gia vào trào lưu này mà bước trên một con đường riêng. Johnny Cash, Willie Nelson và Waylon Jennings đứng ngoài ngành công nghiệp âm nhạc hàng triệu đô lúc đó, mang đến một loại âm nhạc tự nhiên và không trau chuốt theo phong cách honky-tonk.
Johnny Cash (1932-2003), một nghệ sĩ nổi tiếng đa tài, vừa là ca sĩ, diễn viên vừa là nhà văn, một trong những nghệ sĩ gây ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20
Nhạc đồng quê phải đấu tranh vật lộn để sinh tồn trong thập niên 80. Kết cục, những giai điệu đồng quê truyền thống và nhạc miền Tây gần như tuyệt chủng. Rock and roll khi ấy cũng đang rơi vào thoái trào, nhường chỗ cho những thể loại dễ nghe và mang hơi hướng pop nhiều hơn. 

Nhạc đồng quê ngày nay không còn giống với thời kỳ truyền thống nữa, chỉ còn mang âm hưởng đồng quê khi xưa và trở thành một dạng na ná nhạc pop nhiều hơn. Tuy nhiên, có thể nói, nhạc đồng quê hiện đại đang ở đỉnh cao của sự phổ biến, cùng với thành công của các ca sĩ country-pop như Shania Twain, Taylor Swift, hay những nghệ sĩ mang hơi hướng truyền thống như George Strait và Alan Jackson.

Alan Jackson





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét